1
Bạn cần hỗ trợ?

Liên tục tuyển sinh Du học nghề Đức!

Đăng ký tham gia

Hotline: 0971 858 022 - Email: duhochnl1@gmail.com

Thông tin Việt-Đức

TIN MỚI NHẤT

Samurai: Những điều mà bạn chưa biết! (Phần 1)

11:42 21/01/2019

Chắc hẳn các bạn đã không còn xa lạ gì với khái niệm Samurai. Qua các bộ phim truyền hình cả của Nhật Bản lẫn của Hollywood, thì hình tượng các chiến binh huyền thoại Samurai đã quá quen thuộc với các bạn rồi. Tuy nhiên, các chiến binh Samurai của Nhật Bản không có những năng lực phi thường như trong những bộ phim giả tưởng trên, mà trên thực tế, họ là những chiến binh chinh chiến như bao chiến binh khác của Nhật Bản. Vậy thực chất Samurai là gì, và họ có những điểm đặc biệt gì khác với các chiến binh khác của Nhật Bản, hãy cùng Hanoilink tìm hiều qua bài viết này nhé.

Samurai là gì?

Samurai chính là một loại chiến binh của Nhật Bản. Tuy nhiên có rất nhiều những điểm riêng biệt để nhận biết những chiến binh Samurai với những loại chiến binh khác, mà cụ thể là có 4 đặc điểm như sau:

  1. Samurai là một chiến binh tinh nhuệ, được đào tạo bài bản và kỹ lưỡng. Sức chiến đấu của họ tốt hơn hẳn so với những binh lính khác ở trên chiến trường.
  2. Samurai là những chiến binh riêng biệt để phục vụ lãnh chúa, hay chủ tướng. Có thể hiểu nôm na họ như là những người vệ sĩ được huấn luyện rất cẩn thận. Họ có một lòng chung thành tuyệt đối đến chết đối với chủ nhân của mình. Các bạn xem nhiều phim hẳn cũng đã từng nghe đến khái niệm Samurai tự rạch bụng để chết. Khi bị chủ nhân của mình nghi ngờ về lòng chung thành, các chiến binh Samurai thường chọn các tự rạch bụng mình để chứng minh sự trong sạch. “Đây ông nhìn lòng dạ tôi nhé, không có tý đen tối không trung thành nào luôn”. Từ “Samurai” trong tiếng Nhật dịch ra có nghĩa là “những người phục vụ”.
  3. Samurai được coi là tầng lớp cao cấp trong xã hội, được mọi người kính nể và trọng vọng. Họ ở đẳng cấp cao hơn binh lính và công dân thường.
  4. Samurai luôn sống theo tinh thần Bushido – tinh thần võ sĩ đạo, một lối sống đề cao danh dự và có tính luân lý cao.
samurai
samurai

Xem thêm: Những điều hiếm có ai biết về Kimono Nhật Bản!

Luôn khổ luyện để chiến đấu và chiến tranh

Các samuarai là những chiến binh được đào tạo để chiến đấu từ khi còn 5 tuổi. Tuy nhiên, sự đào tạo để trở thành một chiến binh Samurai của mỗi gia đình là khác nhau, tuỳ thuộc vào sự giàu có của gia đình Samurai đó.

Ngay từ khi còn nhỏ, những gia đình muốn có con làm samurai đã gửi con vào các trường đào tạo võ thuật để được huấn luyện trở thành các Samurai. Đối với các gia đình không có điều kiện thì họ thường chỉ gửi người con trai trưởng của mình vào các trường võ thuật làng để học võ. Tuy nhiên, đối với những gia đình có điều kiện thì học thường gửi con của mình vào các trường đào tạo samurai đặc việt. Tại đây, ngoài được học võ ra thì họ còn được đào tạo về chiến thuật, các kỹ năng chiến đấu. Ngoài ra, họ còn được đào tạo thêm về văn học và cả nghệ thuật.

samurai
samurai

Thông qua phim ảnh, chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh các chiến binh samurai là những chiến binh điêu luyện với thanh kiếm katana của mình. Tuy nhiên, ở những thế kỷ đầu tiên khi mới xuất hiện tầng lớp samurai, thì họ lại được biết đến với hình ảnh là những chiến binh cưỡi ngựa bắn tên điêu luyện. Đây là một kỹ thuật rất khó, đòi hỏi phải trải qua nhiều năm khổ luyện mới có thể thành thạo được. Đầu tiên học phải tập bắn với các mục tiêu cố định, sau đó tập đến các mục tiêu di động. Tại thời điểm này, chó thường được sử dụng là các mục tiêu di động để các chiến binh tập bắn cung, nhưng không lâu sau đó, hình thức này đã bị cấm do tính tàn bạo của nó.

Xem thêm: Nghệ thuật gấp giấy origami và những điều ít người biết về nó.

 

Luyện tập kiếm thuật không ngừng nghỉ.

Kiếm vẫn là vũ khí cận chiến số một, và các chiến binh tinh luyện như Samurai không thể nào không chăm chỉ luyện tập kiếm thuật được. Có một câu chuyện kể lại rằng có một sư phụ đã dùng thanh kiếm gỗ để tấn công các học trò của mình vào các thời điểm ngẫu nhiên trong ngày, bất kể ngày hay đêm, trong lúc ăn hay trong lúc đang ngủ, để dạy cho học trò của mình thói quen không bao giờ lờ là cảnh giác. Sư phụ chỉ dừng lại khi các học trò bị đánh cho bất tỉnh, hoặc đã học ra được bài học quý giá về tính cảnh giác của một samurai.

samurai
samurai

Trong thời hoà bình, thì ngoài luyện tập các kỹ năng chiến đấu ra, các samurai còn được dạy thêm về các môn như lịch sử, hay nghệ thuật. Tuy nhiên, các bị sư phụ đào tạo samurai thường luôn cảnh báo với các samurai không nên quá chăm chú vào các lĩnh vực này, đề phòng tâm trí họ trở nên mềm yếu.

Xem thêm: Thông tin Việt Nhật

Áo giáp

Các samurai nổi bật so với các chiến binh khác nhờ bộ giáp cầu kỳ và đặc trưng. Thời kỳ đầu tiên thì các samurai sử dụng áo giáp là một tấm kim loại liền được gò thành hình áo giáp. Tuy nhiên, loại giáp này không đỡ được nhiều sát thương, cho nên sau này các samurai đã chuyển sang dùng lại áo giáp xếp tấm. Các miếng sắt được cắt thành phiến nhỏ, được phủ sơn mài để chống han gỉ, và sau đó được kết lại với nhau bằng dây da thuộc để tạo thành một bộ giáp hoàn chình.

samurai
samurai

Các bạn nếu xem qua bộ truyện tranh Naruto thì hẳn cũng đã biết đến nhân vật Kabuto. Kabuto trong tiếng Nhật dịch ra có nghĩa là mũ giáp, và kabuto của các chiến binh samurai cũng được thiết kế vô cùng cầu kỳ. Chúng thường được làm bằng các tấm kim loại kết vào với nhau bằng các đinh tán. Những đinh tán này được gia công rất cẩn thận và được tán đinh theo hình rặng núi.

Một số mũ giáp của các samurai cao cấp còn bao gồm cả phần mặt nạ bằng sắt hình gương mặt quỷ, để khi chiến đấu các chiến binh samurai đeo lên để làm cho kẻ địch khiếp sợ. Lông mày và râu ria của tấm mặt nạ sắt này thường được làm bằng lông ngựa. Kabuto có rất nhiều các mẫu mã đa dạng và độc đáo, và ngày nay đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật trong các bảo tàng của Nhật Bản.

Tổng kết

Vậy là đã kết thúc phần 1 trong series tìm hiều và các chiến binh samurai của Hanoilink rồi. Mời các bạn đón đọc tiếp phần 2 nói về các vũ khí cũng như là về tục mổ bụng tự sát của các chiến binh Samurai nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo!

Facebook Comments Box
0971858022