-
Tin Đức
- Hành Trình Du Học Đức: Từ Chuẩn Bị Đến Trải Nghiệm Sống và Học Tập
- Các Vấn Đề Pháp Lý Cần Lưu Ý Khi Xin Visa Đức - Hướng Dẫn Từ A đến Z
- Đi xuất khẩu lao động Đức, liệu có là cơ hội vào năm 2023?
- Tìm hiểu về du học nghề ngành cơ khí tại Đức năm 2023 cần gì?
- Tìm hiểu du học nghề Đức ngành trợ lý nha khoa
- Du học nghề Đức – Sự lựa chọn an toàn cho giới trẻ
- 5 điều cần biết khi đi du học Đức vào năm 2023
- Du học nghề Đức, chọn sao cho đúng hướng?
- Hỏi – đáp Hanoilink: Mức lương khi du học nghề Đức 2023 là bao nhiêu?
- TUYỂN ĐẦU BẾP LÀM VIỆC TẠI 16 BANG TRÊN TOÀN NƯỚC ĐỨC
- HANOILINK THÔNG BÁO: TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC NGHỀ ĐỨC
- Hanoilink: Chương trình đi lao động và học tập tại các nước Châu Âu
- Tuyển lao động Việt Nam làm đầu bếp Đức, điều kiện và mức lương như thế nào?
- Du học nghề Đức năm 2023 có triển vọng không?
- Đi du học Đức cần bằng gì? Điều kiện để du học Đức thành công
- Tin Việt Nam
- Hoạt động công ty
Samurai: Những điều mà bạn chưa biết! (Phần cuối)
23:31 29/01/2019
Chào mừng các bạn đã đến với phần cuối của series tìm hiểu về samurai Nhật Bản. Có rất nhiều những điều thú vị để nói về tầng lớp chiến binh này, đến nỗi chúng ta phải chia nhỏ ra làm 3 bài viết mới viết hết được. Trong phần trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những loại vũ khí mà các samurai hay sử dụng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về hệ thống luân lý mà các samurai tuân theo, và đây cũng chính là tinh thần mà toàn bộ người dân Nhật Bản đều tự hào và cố gắng noi theo. Thôi không dài dòng nhiều lời nữa, chúng ta hãy cùng đi luôn về tìm hiểu tinh thần Võ sĩ đạo của các samurai nhé!
Võ sĩ đạo – Biểu tượng danh giá của các samurai
Võ sĩ đạo, hay Bushido, chính là những lẽ sống mà các samurai suốt đời theo đuổi. Các samurai không phải là những lính đánh thuê, nên họ không sống tuỳ tiện như những tên lính đánh thuê. Samurai là những người hầu thân cận của các lãnh chúa, được các lãnh chúa đầu tư đào tạo, nên hết luôn sống hết mực với chủ nhân của mình. Và võ sĩ đạo, chính là những quy tắc sống được viết ra chi tiết mà tất cả các samurai đều đồng ý tuân thủ.
Tinh thần Bushido thay đổi liên tục trong suốt chiều dài lịch sử của Nhật Bản, và chỉ được viết ra một cách chi tiết vào thế kỷ thứ 17, trong khi các samurai đã xuất hiện trước đó hàng trăm năm.
Đức tính đầu tiên mà một samurai cần có đó chính là sự trung thành. Trung thành với lãnh chúa, với chủ nhân của mình. Một samurai sẽ chiến đấu đến chết theo ý của chủ nhân, hoặc nếu họ cảm thấy hổ thẹn với chủ nhân, do không được chủ nhân tin tưởng, thì họ có thể tự tử. Mổ bụng chính là hình thức tự tử vì chủ nhân của họ.
Samurai cũng có nhiệm vụ báo thù. Nếu chủ nhân của họ vị sát hại, hoặc bị người khác làm nhục, thì các samurai có nghĩa vụ phải giết người đó để báo thù cho chủ nhân. Câu chuyện về 47 người võ sĩ samurai chính là minh chứng cho đức tính này. Câu chuyện kể về một thời xa xưa, có 47 người samurai cùng bảo vệ một vị chủ nhân. Tuy nhiên, vị lãnh chúa đó bị người khác hãm hại, bị buộc tội tấn công một vị lãnh chúa khác, và bị buộc phải thực hiện nghi thức tự mổ bụng. Để trả thù, nhóm võ sĩ đã kiên trì lên kế hoạch và thành công giết vị quan toà đó sau 2 năm. Các võ sĩ sau đó bị bắt và bị buộc phải thực hiện nghi thức tự mổ bụng vì bị buộc tội giết người.
Seppuku – Mổ bụng tự sát.
Danh dự là thứ quý giá nhất của một samurai. Khi không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc khi vi phạm tinh thần Võ sĩ đạo, họ sẽ tự sát để bảo vệ danh dự của mình. Seppuku là cách mà một samurai khôi phục lại danh dự của mình, là cách để họ hoàn thành nhiệm vụ với chủ nhân cũng như là với gia đình của mình.
Seppuku được thực hiện như là một nghi thức. Người samurai sau khi được ban cho thực hiện nghi thức này sẽ được tắm rửa thật sạch sẽ. Sau đó họ sẽ mặc một chiếc áo trắng dài, và quỳ trên mặt đất. Dụng cụ để thực hiện nghi thức là một con dao ngắn được bọc giấy và được đặt ngay ngắn trên một chiếc đĩa. Samurai sau đó dùng con dao để cắt mở dạ dày của mình, từ trái sang phải. Sẽ có một samurai đứng phía sau và thực hiện một nhát chém gần như là đứt lìa đầu của người samurai kia, sau khi nghi thức mổ bụng đã được thực hiện. Nhát chém này không làm đầu lìa ra hẳn mà vẫn còn một dải thịt mỏng gắn với thân của nạn nhân.
Kết thúc thời đại samurai
Sau sự kiện Duy Tân Minh Trị, các lãnh chúa bị chính phủ tịch thu hết đất để phát cho nông dân. Do đó, không còn ai để trả lương cho các samurai nữa. Tuy chính phủ đã quyết định trả thêm trái phiếu cho các samurai dựa theo đẳng cấp của họ, tuy nhiên, số tiền này vẫn không đủ nuôi sống các samurai. Thiếu tiền, họ dần chuyển về quê để làm nông nghiệp, từ từ chấm dứt thời đại của các samurai.
Tổng kết
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau đi qua hết 3 phần của series tìm hiểu về samurai Nhật Bản rồi. Hi vọng qua 3 bài viết này, có bạn có thể hiểu một cách chi tiết hơn về tầng lớp võ sĩ rất thú vị này. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé!